Thông tin trên bao bì thực phẩm có thể bị thổi phồng hay làm lập lờ để quyến rũ bạn mua sản phẩm mà không nhận ra sự thật lấp ló phía sau. Nhất là với những món chocolate, kẹo bánh, kem, nước ngọt … nhập khẩu, thì thông tin chỉ được dịch ra sơ lược, không cung cấp đủ những gì bạn cần và muốn biết.
1. Ý nghĩa thực sự đằng sau fat-free, low-calorie, lite…
Reduced-fat: Hàm lượng chất béo được cắt giảm.
So với các sản phẩm thường, lượng chất béo ở đây chỉ bằng ¾ hoặc ít hơn. Tuy nhiên, điều này không đảm bảo rằng một loại thực phẩm reduced-fat là sẽ ít béo. Nó đơn giản chỉ ít hơn so với các sản phẩm cùng loại mà thôi.
Light hay Lite: Thực phẩm nhẹ nhàng hơn về việc cung cấp calories.
Sản phẩm sẽ đáp ứng một trong những tiêu chuẩn sau:
– Lượng calories chỉ bằng 2/3 so với loại thường.
– Lượng chất béo chỉ bằng ½ so với loại thường.
– Có thể cả loại thường và light (hay lite) đều ít béo và ít calories, nhưng sản phẩm dán nhãn light hay lite chỉ có ½ lượng muối so với loại thường.
Low-fat: Ít béo.
Trong một phần ăn (serving), chỉ có nhiều nhất là 3g chất béo. Đừng nhầm serving với cả sản phẩm. Một sản phẩm có thể được chia làm nhiều serving. Ví dụ một gói snack 60g có thể được chia ra đến 3 serving, mỗi cái có giá trị 20g. Bạn mà cứ tưởng lượng calories và chất béo trong cả gói là của một serving rồi tha hồ măm măm là thôi rồi.
% fat-free, ví dụ như “98% fat-free”.
98% fat-free có nghĩa là 98% trọng lượng sản phẩm là của những thành phần không phải chất béo; hay nói cách khác, món này chỉ chứa có 2% trọng lượng là chất béo mà thôi. Điều này hoàn toàn khác với % calories nhé. Ít chất béo ch ư a chắc là ít calories. Lượng calories đến từ 2% chất béo vẫn chiếm đến 25% tổng lượng calories.
Fat-free, nonfat, skim: Chỉ có tối đa nửa gram chất béo trong mỗi serving.
Sugar-free: Có ít hơn nửa gram đường trong mỗi serving.
Các giá trị Calories khác nhau:
Reduced-calorie: 3/4 calories so với loại thường.
Low-calorie: tối đa 40 calories trong mỗi serving.
Calorie-free: không tới 5 calories cho một serving.
Những vỏ kẹo, vỏ chocolate có thể làm bạn điên đầu!
Một món low-fat không nhất thiết sẽ low-calorie. Đôi khi một thanh chocolate low-fat có thể nạp cho bạn nhiều năng lượng hơn cả một thanh bình thường! Lý do: nhà sản xuất thay thế chất béo bằng carbohydras, làm cho lượng calories tăng lên chóng mặt. Chưa kể, “thương hiệu” ít béo cho bạn cảm giác yên tâm và ăn nhiều hơn bình thường cho sướng miệng. Hậu quả là ăn thức ăn ít béo mà lại tăng cân vù vù. Bao bì sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về thực phẩm và có thể lên một chương trình ăn uống khỏe mạnh, với điều kiện bạn phải biết cách giải mã chúng.
2. Những thuật ngữ không cần quan tâm đến:
Bởi chúng xuất hiện trên giấy gói nhằm mục đích quảng cáo, chứ giá trị thông tin là … về mo! Các cơ quan kiểm định xem những dòng chữ này là vô hại, nên chúng chẳng phải qua một cửa khẩu kiểm tra nào cả.
– Farm fresh/ Farm house/ Country fresh – Thực phẩm tươi, mới “chuyển phát nhanh” từ nông trại): Những từ này vẽ cho chúng ta bức tranh về những nông trại yên bình, đàn gia súc khỏe mạnh tung tăng tự do kiếm ăn, gần gũi với thiên nhiên … Nhưng 80% chúng lại đến từ những xưởng chăn nuôi gia súc hàng loạt với các “cỗ máy” đẻ trứng hay vắt sữa được vận hành bằng thức ăn công nghiệp và những loại thuốc tăng trọng.
– Traditional – Làm từ những nguyên liệu truyền thống: Nhưng còn việc nhà sản xuất sử dụng những nguyên-phụ liệu hóa học chẳng truyền thống chút nào để tăng hương vị sản phẩm thì có ai đề cập đến đâu!
– Special (đặc biệt)/ selected (hàng tuyển): Đáng tiếc rằng người thực hiện công đoạn đặc biệt hóa sản phẩm hay tuyển sản phẩm thì … vô danh! Chắng có ai làm chứng và càng không có giấy chứng nhận.
– Wholesome (lành mạnh)/ nutritious (bổ dưỡng): Miễn ăn vào không gây bệnh và có những yếu tố dinh dưỡng cơ bản, thì hãng nào cũng có thể tự tin in dòng chữ này lên bao bì.
Ngoài ra còn tìm nhiều cách chơi chữ để nhà sản xuất không phải tốn chi phí tốn kém nhằm đạt được những tiêu chuẩn khắt khe, mà vẫn “bắt mắt” khách hàng:
– Juice drink – Nước trái cây: Các loại nước trái cây chỉ chứa 5% là nước ép từ trái cây thật đã đủ tiêu chuẩn để đóng cộp cộp chữ này lên bao bì. 95% còn lại thì tùy nghi! Có thể là các loại đường hóa học, màu thực phẩm, mùi nhân tạo … Nếu bạn muốn uống nước ép trái cây nguyên chất thì nên tìm loại thức uống có dòng chữ “Fruit juice”.
– 20% more potato – Thêm 20% khoai tây: Nếu hàm lượng khoai tây trong món snack hay bánh ấy là 200gr, thì 20% khuyến mãi thêm chỉ có 10gr. Không hẳn là một món hời!
– Strawberry flavour yoghurt – Yoghurt vị dâu tươi: Đừng ngây thơ nghĩ rằng nhà sản xuất sử dụng dâu thật để tạo hương vị cho hũ yoghurt. Vị dâu nhân tạo sẽ giúp họ tiết kiệm chi phí sản xuất hơn nhiều.
3. Những từ ngữ đáng tin cậy:
Không nhà sản xuất nào cả gan cho in những dòng chữ sau đây nếu chưa được sự cho phép của các cơ quan kiểm định thực phẩm.
– Freedom food – Thực phẩm tự do: Đây là các sản phẩm đến từ hệ thống trang trại nằm trong sự quản lí của tổ chức RSPCA (Mĩ). Các trang trại này được chứng nhận là đảm bảo một cuộc sống thoải mái và khỏe mạnh cho các loại gia súc, gia cầm à chất lượng thực phẩm cũng an toàn hơn.
– Organic – Thực phẩm hữu cơ: Hơi hơi giống “rau sạch, thịt sạch” ở nước ta. Những thực phẩm organic phải được nuôi trồng hoàn toàn bằng những phương pháp tự nhiên như rau không được sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, hay gia súc không được dùng thuốc tăng trọng, các biện pháp biến đổi gen…
– Vegetarian (dành cho người ăn kiêng): Đây là thực phẩm không có bất cứ nguyên-phụ liệu nào từ thịt động vật.
4. Hàm lượng cao vs hàm lượng thấp:
Đừng để bị rối tinh lên bởi các thuật ngữ như Hàm lượng chất béo thấp, Lượng canxi cao gấp đôi, Hàm lượng chất khoáng cao …, rồi đem “thí điểm” kế hoạch ăn kiêng của mình.
– Đường:
Hàm lượng cao: 10g/100g
Hàm lượng thấp: 2g/100g
– Chất béo:
Hàm lượng cao: 20g/ 100g
Hàm lượng thấp: 3g/100g
– Chất béo bão hòa:
Hàm lượng cao: 5g/100g
Hàm lượng thấp: 1g/100g
– Muối:
Hàm lượng cao: 0,5g/100g
Hàm lượng thấp: 0,1g/100g
– Chất xơ:
Hàm lượng cao: 3g/100g
Hàm lượng thấp: 0.5g/100g